Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn

Google từ lâu đã là một trong những nơi làm việc được yêu thích nhất trên thế giới. Và được công ty này tuyển dụng quả thực không phải là một thành tích bình thường.

Kyle Ewing, giám đốc phụ trách thu hút và tiếp cận tài năng tại Google, mới đây đã trò chuyện với trang FastCompany về những điều nhóm của cô tìm kiếm trong các bản sơ yếu lý lịch của ứng viên. Dưới đây là cách họ phân tích các bản sơ yếu lý lịch nhằm xác định ra được những ứng viên hàng đầu.

Thể hiện khả năng của chính mình

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 1.

Ewing rất thích nếu bạn đưa vào phần đầu sơ yếu lí lịch một đoạn tóm lược. Hãy viết ngắn gọn thôi. Một hoặc hai câu là quá đủ. Đây không phải là bản tiểu sử cá nhân. Tập trung vào những kinh nghiệm liên quan mà bạn có thể mang lại cho công ty, trong khi không ai khác có thể. Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm các ứng viên không chỉ có kinh nghiệm làm việc dày dạn, mà còn phải có kinh nghiệm trong cuộc sống nữa.

Bạn cần biết về "khán giả" của mình. Bạn có nghiên cứu để hiểu được điều mà công ty bạn đang ứng tuyển đề cao nhất là gì hay không? Hãy dành thời gian xem thử website của họ, và nói chuyện với các nhân viên hiện tại. Sau đó bạn có thể soạn thảo phần tóm lược nói trên để cho công ty thấy họ sẽ được lợi như thế nào khi tuyển dụng bạn.

Bạn làm gì ngoài thời gian ở công ty

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 2.

Google tìm kiếm những ứng viên có những đam mê và kinh nghiệm bên ngoài công việc hàng ngày của họ. Hãy sử dụng bản lý lịch của bạn như một cơ hội để làm nổi bật mọi thứ bạn có, chứ không chỉ gói gọn trong kinh nghiệm làm việc. Một số thứ bạn có thể thêm vào bản lý lịch, theo Ewing, là:

- Kinh nghiệm làm tình nguyện

- Các dự án vì đam mê

- Những công việc ngoài lề

Liệt kê chúng ra thôi là chưa đủ. Hãy ghi thêm lý do tại sao những kinh nghiệm đó lại quan trọng đối với bạn, và qua đó bạn đã học được những gì.

Đưa ngữ cảnh vào số liệu

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 3.

Hình thành thói quen đưa bất kỳ dữ liệu nào có thể cho thấy cách bạn vượt qua khó khăn trong những công việc trước đây. Bạn đã từng giúp công ty tiết kiệm được thời gian, tiền của, hay nhân lực? Bất kỳ số liệu nào chứng minh cho điều đó đều nên được đưa vào bản lý lịch.

Có dữ liệu là điều tốt. Nhưng giải thích được tại sao nó lại quan trọng thì càng tốt hơn nữa. Hãy đưa câu chuyện đằng sau những con số đó vào bản lý lịch của bạn.

Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm những ứng viên biết đi trước đón đầu và qua đó tạo nên những tác động (tích cực) lên công việc trước đây của họ. Bạn đã làm điều đó như thế nào? Nó tác động lên công việc kinh doanh ra sao? Hãy trình bày ngữ cảnh để các nhà tuyển dụng hiểu được tại sao những con số khô khan kia lại quan trọng.

Dùng ngôn ngữ của nhà tuyển dụng

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 4.

Ewing nói rằng Google không sử dụng bot để sàng lọc lý lịch. Một con người sẽ xem từng bản lý lịch được gửi đến - nhưng họ có thể chỉ dành ra 6 giây hoặc ít hơn mà thôi.

Đó là lý do tại sao từ khóa có tầm quan trọng đặc biệt. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm các kỹ năng, năng lực, và ngôn ngữ phù hợp với miêu tả về công việc.

Hãy thử cách này nhé: in bản Biên dịch miêu tả công việc ra; in bản lý lịch của bạn ra; đặt chúng cạnh nhau và so sánh. Liệu có ai chưa biết gì về bạn nghĩ rằng hai bản này có đủ những điểm chung cần thiết? Hay, nên chăng bạn cần làm nổi bật hơn những kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng những đòi hỏi trong miêu tả về công việc?

Tất cả những điều nói trên có vẻ khá phức tạp, nhưng hãy cân nhắc lựa chọn thay thế. Nộp đơn ứng tuyển mọi công việc mà bạn đủ tiêu chuẩn với cùng một bản lý lịch nhiều khả năng chẳng phải là một chiến lược thành công. Đầu tư thời gian tinh chỉnh bản lý lịch để có được công việc bạn thực sự muốn mới là điều nên làm và là điều hoàn toàn xứng đáng để bỏ công sức ra.

Tham khảo: BusinessInsider

Những sự kiện nghe có vẻ phi logic nhưng lại hoàn toàn có thật trong lịch sử

Hai lần liên tiếp khiến cả một đội quân chết đói tại cùng một địa điểm

Matthias Gallas được biết đến trong lịch sử với tư cách là "kẻ hủy diệt" quân đội trong chiến tranh. Ông đã lãnh đạo các chiến dịch và gây ra các thảm họa trong nhiều năm trời.

Năm 1629, Gallas đã lãnh đạo một đội quân tới Mantua. Trên đường đi, quân đội đã bị tấn công bởi bệnh dịch hạch. Nhưng đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nên quân đội của ông vẫn đánh chiếm được thành phố. Khi trận chiến kết thúc, Gallas nhận ra rằng mình đã hết tiền để chi trả cho quân đội, bởi vậy ông đã yêu cầu hoàng đế Áo lấy cung cấp tiền cho mình nhưng bị từ chối. Cuối cùng, họ đã phải đầu hàng Pháp.

Những sự kiện nghe có vẻ phi logic nhưng lại hoàn toàn có thật trong lịch sử - Ảnh 1.

Năm 1635, Gallas và quân đội của ông chiếm được Zweibrücken, nhưng trên thực tế đây chỉ là vùng đất hoang vắng và quân đội của ông dần cạn kiệt và chết đói trong vòng 3 tháng vì thiếu lương thực.

Sai lầm cuối cùng của Gallas là vào những năm 1637 và 1638. Trong trận chiến này, Gallas đã chỉ huy quân đội chống lại Banér - một vị tướng Thụy Điển.

Lần này thì quân đội của ông lại một lần nữa bị dồn đến Zweibrücken - điều này đồng nghĩa với việc quân đội của ông tấn công cùng một vùng đất hoang hai lần, và kết quả cũng không khác gì lần đầu tiên, hết lương thực và phần lớn quân đội bị chết đói.

Thật khó để tin rằng một vị tướng có kinh nghiệm sẽ mắc lỗi tương tự hai lần liên tiếp, nhưng Gallas đã hoàn toàn thất bại trong trận chiến, mất quyền chỉ huy và bị chế giễu suốt những năm tháng sau này.

Quân đội của Liechtenstein đã từng tham chiến chỉ với 80 người và trở về mà không có thương vong, thậm chí còn tăng thêm quân số

Liechtenstein là một trong số ít các quốc gia trên thế giới không có quân đội. Nhưng trong thời trung cổ, đất nước này đã từng phải hứng chịu ​​rất nhiều cuộc tấn công từ các quốc gia khác. Người Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công đất nước này hai lần vào năm 1529 và 1683 nhưng cuối cùng họ cũng giành được độc lập vào năm 1806.

Mặc dù đất nước giành được độc lập, nhưng quốc gia này vẫn không hoàn toàn tự do bởi sau đó họ lại bị Pháp chiếm đóng, sau đó là Nga và tiếp theo lại là Pháp.

Những sự kiện nghe có vẻ phi logic nhưng lại hoàn toàn có thật trong lịch sử - Ảnh 2.

Nhiệm vụ quân sự cuối cùng của đất nước này là vào năm 1886 trong Chiến tranh Áo-Phổ. Mặc dù quân đội từ chối chiến đấu với đồng bào Đức nhưng họ vẫn phải gửi 80% quân đội gồm 100 người của mình để bảo vệ Tyrol trước một cuộc xâm lược đến từ Ý.

Tổng số chỉ có 80 người đàn ông được gửi đến đó để chiến đấu nhưng điều kì lạ là sau khi trận chiến kết thúc, phía Liechtenstein không hề có bất kì thương vong nào, thậm chí quân đội của họ còn tăng lên.

Quân số lúc đi là 80 người còn khi trở về lại là 81. Người ta tin rằng một người Áo hoặc một người lính của Ý đã quyết định gia nhập vào quân đội của Liechtenstein để có thể trở về nhà mà không cần chiến đấu.

Vua Peter I của Bồ Đào Nha tìm được tình yêu đích thực của cuộc đời từ ngôi mộ cổ

Những sự kiện nghe có vẻ phi logic nhưng lại hoàn toàn có thật trong lịch sử - Ảnh 3.

Vua Peter I của Bồ Đào Nha là con trai của Vua Afonso IV. Afonso là một người cai trị kiên quyết và muốn mọi thứ hoạt động theo cách mà ông ta muốn. Vì vậy, khi Peter yêu Ines Piras de Castro, Afonso tuyên bố điều này là bất hợp pháp và cấm Peter kết hôn với cô. Nhưng Peter tuyên bố rằng mình vẫn sẽ kết hôn với cô ngay cả khi điều đó khiến cho nhà vua tức giận.

Nhà vua sau đó đã ra lệnh cho Ines bị trục xuất khỏi đất nước và bị giam cầm trong một căn nhà bí ẩn, ở đó, vào năm 1355, nhà vua đã ra lệnh cho ba tay sai của mình lấy đi Biên dịch mạng sống cô.

Những sự kiện nghe có vẻ phi logic nhưng lại hoàn toàn có thật trong lịch sử - Ảnh 4.

Hai năm sau sự cố này, Afonso trút hơi thở cuối cùng. Điều này khiến cho Peter trở thành vị vua mới. Ngay lập tức nhà vua trẻ này bắt tay vào một nhiệm vụ, đó là tìm kiếm những kẻ giết chết Ines yêu dấu của mình.

Hai trong số những kẻ giết người đã bị bắt và được đưa ra xử lý theo luật pháp thời bấy giờ trong khi kẻ thứ ba trốn thoát. Khi Peter hài lòng rằng những kẻ giết người đã được đưa ra công lý, vị vua trẻ này đã ra lệnh cho cho mọi người mặc quần áo cho xác chết của Ines như một nữ hoàng và để các xác đó ngồi cạnh ngai vàng của mình như một hoàng hậu còn sống. Tất cả những người trong triều đình của vị vua này đều phải nắm lấy tay xác chết Ines và hôn nó để thể hiện sự tôn trọng và lòng trung thành với nữ hoàng.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học

Loài cua xanh vốn là một loài xâm lược đang xâm chiếm hệ sinh thái trải dài từ Nova Scotia (Canada) đến California (Mỹ), nhưng các nhà khoa học vừa tìm được một lợi ích bất ngờ từ loài vật có hại này, đó chính là nguồn nguyên liệu để làm nhựa phân huỷ sinh học.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 1.

Các nhà khoa học từ Canada có kế hoạch nghiền nát vỏ cua, làm sạch và chiết xuất chitin polymer siêu mạnh. Chitin, được tìm thấy trong vỏ giáp xác và côn trùng, có thể được sử dụng để tạo ra một loại nhựa sinh học tự thoái hóa. Dự án này như “một mũi tên giết hai con nhạn": giảm số lượng các loài xâm lấn và tạo ra một sự thay thế cho nhựa.

Nhà hóa học Audrey Moore của Đại học McGill đang điều hành dự án này, hợp tác với Công viên quốc gia Kejimkujik của Nova Scotia để chế tạo cốc và các loại dụng cụ nhựa từ bầy cua xanh. 

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 2.

Hợp tác với Kejimkujik là một thách thức lớn”, ông Moore Moore nói. “Chúng tôi phải ra khỏi phòng thí nghiệm và vào thế giới thực để xem điều này có thực sự hiệu quả không.”

Đây không phải là lần đầu tiên một điều như thế này đã được đề xuất. Các phòng thí nghiệm từ Scotland đến California đang thực hiện các dự án tương tự, tất cả đều hy vọng khai thác chitin để làm nhựa. Tuy nhiên, đi từ vỏ cua đến dao nĩa là một nhiệm vụ không hề đơn giản. 

Trong nhiều phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng các hóa chất độc hại như axit hydrochloric để tinh chế chitin, sau đó thêm nhiều hóa chất để biến chitin thành chitosan, nguyên liệu có thể được sử dụng để sản xuất nhựa. Mặc dù sạch hơn so với sản xuất nhựa từ các sản phẩm dầu mỏ, quá trình này tạo ra rất nhiều nước thải bị ô nhiễm không tốt cho môi trường.

Phòng thí nghiệm của Moore chuyên về hóa học xanh và đang thử một cách tiếp cận mới. Thay vì hòa tan vỏ cua trong axit, Moore trộn lớp vỏ nghiền nát với một loại bột khác, cần ít nước hơn và tạo ra chất thải ít hơn nhiều. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Green Chemistry vào tháng 3 năm 2019.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 3.

“Khi nghĩ về hóa học, bạn thường nghĩ về việc trộn chất lỏng. Nhưng chúng tôi nhận ra rằng bạn có thể làm rất nhiều phản ứng hóa học tốt trong giai đoạn rắn”.

Tất nhiên, đây vẫn chỉ là khởi đầu. Moore phải kiểm tra để đảm bảo rằng loại nhựa mới này thực sự có thể phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Cô cũng muốn mở rộng quy mô Biên dịch sản xuất, sẽ cần nhiều cua hơn. May mắn thay, không thiếu cua xanh và các nhà bảo tồn trên khắp Canada muốn chúng biến mất. Lô cua đầu tiên sẽ được chuyển đến McGill vào mùa xuân này. Cuối cùng, Moore hy vọng sẽ xây dựng một cơ sở nhỏ để nghiền nát cua tại chỗ, giúp việc vận chuyển số lượng cao trở lại phòng thí nghiệm của cô dễ dàng hơn.

Ở Kejimkujik, cua xanh đã làm suy giảm quần thể cỏ lươn (eelgrass) và ngao từ những năm 1980. Cỏ có vẻ như là một mục tiêu bảo tồn không quan trọng, nhưng hệ sinh thái cỏ biển là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới. Cỏ lươn giúp ổn định, di chuyển trầm tích của đáy đại dương và cung cấp oxy, môi trường sống cho nhiều sinh vật biển, bao gồm cả cá con. Chúng là nơi kiếm ăn quan trọng của nhiều loài chim di cư và cung cấp bề mặt cho tảo phát triển.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 4.

Không chỉ vậy, cua xanh còn phá hoại bất cứ nơi nào chúng đi qua. Quần thể của chúng bùng nổ, vượt trội hoặc sẽ ăn động vật không xương sống bản địa. Khi biến đổi khí hậu làm ấm vùng biển của chúng ta, các loài xâm lấn như cua xanh đang trở nên phổ biến hơn, xâm nhập vào nhiều hệ sinh thái hơn.

Điều này làm nghiêm trọng hơn cho một vấn đề nghiêm trọng khác: cứ sau một phút, chúng ta lại đổ một chiếc xe chở nhựa rác vào đại dương. Thứ nhựa đó bị vướng vào ruột của chim biển và rùa, quấn quanh cổ cá heo, hay khiến những đàn cá nghẹt thở. Hơn nữa, nhựa các hóa chất độc hại có thể gây độc cho nhiều sinh vật biển.

Nhựa sinh học từ lâu đã được quảng cáo là một giải pháp tiềm năng cho cuộc khủng hoảng này, nhưng phòng thí nghiệm Moore đưa khoa học tiến một bước gần hơn với thực tế, chứng minh rằng chúng ta có thể tạo ra nhựa theo cách sạch hơn, xanh hơn.

Tham khảo: Motherboard